Xin xâm, gieo quẻ thế nào cho linh nghiệm?

Từ lâu, xin xăm, gieo quẻ đã trở thành tập tục phổ biến mỗi dịpTết đến xuân về. Người người đến chùa cầu xin phúc lộc đầu năm và rút một lá xăm với mong muốn nắm bắt vận mệnh của mình trong năm mới. Tuy nhiên không phải ai cũng biết gieo quẻ, xin xăm một cách chính xác để đạt độ linh nghiệm cao nhất. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Xâm là gì?
Xâm ở đây gọi là Tướng Quân Linh Sám (xâm thường) và Tả Tướng Quân Hoàng Tiên Lương Phương (xâm thuốc). Với con mắt tự nhiên, xin xâm chỉ là một trò chơi may rủi, nhưng dưới con mắt tín ngưỡng, xin xâm là thỉnh Thần y. 
Có 2 loại: Xâm thường và xâm thuốc. 
- Xâm thường: Gọi là Tướng Quân Linh Sám, gồm có 100 lá xâm, đánh số từ 1 tới 100. Xâm thường cho biết Thần ý về bổn mạng, gia đạo, mưu sự, cưới gả, bịnh tật, cầu tài, cầu quan, xuất hành, kiện cáo và mất trộm. 
- Xâm thuốc: Còn gọi là Tả Tướng Quân Hoàng Tiên Lương Phương, cũng gồm 100 lá, chỉ một màu vàng, không phân biệt tốt xấu, đánh số từ 1 tới 100. Xâm thuốc cho biết Thần ý về mọi thứ bệnh tật.



2. Cách xin xâm nới đền miếu

Người muốn xin keo trước tiên cầm hai cái keo lên vái tên, tuổi, địa chỉ chỗ ở hiện tại của mình và khấn vái nói những điều mình cầu xin trước Thánh Thần. Lời cầu xin này sau khi xin keo sẽ được hiển thị qua lá xâm. Sau khi cầu xong lại để hai lá keo xuống đất. Người xin đi một vòng trong chùa hay đền đến vái các tượng Phật, Thánh độ hai ba phút sau đó trở lại nơi có hai lá keo lúc đầu. Cầm hai lá keo vái lại lần nữa những lời cầu xin của mình. Sau khi cầu xong, hai tay chụm lại giữ hai lá keo trong lòng hai bàn tay, đưa lên cao ngang mặt rồi  buông xuống. Nếu một lá keo sấp, một lá ngửa thì coi như xin được keo. Khi đã được quẻ rồi thì bước kế tiếp là hai tay cầm ống đựng những lá xâm và lắc ống xâm. Nếu thấy lá xâm nào nhảy ra thì cầm lấy lá xâm đó, tìm số ghi trên lá xâm là số nào thì đi tìm tờ giấy ghi lời giải của số đó. Những câu thơ hay lời giải trên tờ giấy là vận tốt, xấu của mình trong năm.

3. Trường hợp không xin được keo

Có hai trường hợp xảy ra là: cùng sấp hay cùng ngửa.
* Nếu hai lá keo cùng ngửa (cùng Âm) thì đó là lời cầu xin của người cầu không rõ, không cụ thể nên Thánh chưa trả lời được. Người xin xâm có thể cầu lại rõ ràng theo trình tự như trên rồi xin lại quẻ khác.
* Nếu thấy hai lá xâm cùng sấp (cùng dương) thì không nên xin lại quẻ khác vì Thánh không cho biết kết quả có thể lúc mình cầu không nghiêm túc, không thành tâm.



Đi lễ chùa đầu năm và xin quẻ là phong tục lâu đời của người Việt. Theo tục cũ, người đi chùa sau khi dâng lễ chọn lấy một quẻ thẻ thường làm bằng tre có ghi số hiệu hoặc ghi một câu ngắn gọn bằng tiếng Hán nêu tổng quát về cuộc đời, vận hạn của người rút quẻ trong năm đó. Ngày nay, thay vì thẻ tre, các chùa thường dùng thẻ giấy và chữ quốc ngữ để người xem dễ hiểu, không cần nhờ đến các thầy đồ luận giải.
Tại một số đình chùa, người đi lễ được rút thẻ miễn phí. Nội dung các quẻ thẻ tập trung nói đến vận hạn của mọi người trong năm. Quẻ tốt hay xấu thể hiện ngay ở tên quẻ: quẻ đại cát, quẻ thượng thượng, quẻ hạ hạ.... Cũng có những quẻ luận giải cụ thể các vấn đề hôn nhân, cầu tài, cầu danh, gia trạch.... và tổng giải.
Người đi lễ chùa rút quẻ đầu năm xuất phát từ mong muốn sẽ gặp nhiều may mắn, an lành trong cả năm trước mắt. Đây là phong tục đã được nhân dân ta lưu giữ từ lâu và trở thành nét đẹp văn hóa mỗi dịp tết đến, xuân về.

Post a Comment